Trang trí hội trường và những lưu ý tạo nên giá trị cho công trình
Trang trí hội trường không phải là chuyện đơn giản, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy nhạy bén, am hiểu về nội thất công trình và có óc thẩm mỹ … mới có thể tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh cho không gian, đáp ứng cả công năng và thẩm mỹ.
Những khu vực cần lưu ý khi trang trí hội trường
Chú ý đến việc trang trí sân khấu hội trường
Khi trang trí hội trường, điều đầu tiên chúng ta cần phải chú ý đến là phần sân khấu. Đây là khu vực giữ vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên diện mạo cho cả công trình.
Vậy sân khấu hội trường là gì? đó là khu vực trực tiếp diễn ra các hoạt động biểu diễn để truyền tải những nội dung theo một chủ đề nhất định đến với các thành viên có mặt trong hội trường (còn gọi là khán giả).
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng cơ quan, doanh nghiệp mà phần sân khấu hội trường sẽ có những phương án thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, khi trang trí hội trường thì đa phần chúng ta sẽ chia phần sân khấu làm hai phần, gồm khu vực sàn diễn (sân khấu chính) và khu vực chuẩn bị biểu diễn (phần phục vụ sân khấu sau cánh gà).
Riêng khu vực sàn diễn sẽ được chia làm 3 loại hàng mục chính:
- Sàn diễn hạng I: Diện tích > 100m2
- Sàn diễn hạng II: Diện tích từ 60m2 – 100m2
- Sàn diễn hạng III: Diện tích dưới 60m2.
Trang trí hội trường phải chú ý đến khu vực dành cho khán giả
Bên cạnh việc chú ý đến trang trí sân khấu hội trường thì khu vục dành cho khán giả (còn gọi là phòng khán giả) cũng vô cùng quan trọng bởi đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho công trình.
Phòng khán giả là không gian phục vụ chỗ ngồi cho các thành viên có mặt trong hội trường, những người xem biểu diễn. Khu vực này thường được thiết kế theo độ dốc nhất định để đảm bảo người ngồi trước không che khuất tầm nhìn của những người ngồi phía sau.
Cũng như phần sân khấu, cách trang trí hội trường dành cho khu vực phòng khán giả ở các cơ quan, đơn vị khác nhau cũng sẽ khác nhau và theo đó cách chọn kích thước bàn hội trường hay kích thước của ghế giữa các không gian cũng khác nhau. Nhưng nếu bặt buộc phải phân biệt rạch ròi thì chúng ta có thể chia làm phòng khán giả đa năng và phòng khán giả chỉ phục vụ cho một chủ để nhất định.
Dựa vào quy mô phòng khán giá chúng ta có thể phân cấp cho chúng như sau:
– Cỡ A (cấp đặc biệt): 1201 – 1500 ghế ngồi
– Cỡ B (cấp I): 801 – 1200 ghế ngồi
– Cỡ C (cấp I): 401 – 800 ghế ngồi
– Cỡ D (cấp II): 251- 400 ghế ngồi
– Cỡ E (cấp III): <250 ghế ngồi
– Phòng khán giả ngoại cỡ (cấp đặc biệt): >1500 ghế ngồi.
Trang trí hội trường cần chú ý đến các không gian phụ trợ
Để đảm bảo cho các hoạt động bên trong hội trường diễn ra thuận lợi thì những không gian phụ trợ góp phần rất lớn. Đây cũng chính là một trong những lý do mà chúng ta phải cần chú ý đặc biệt đến các không gian phụ trợ.
Phần lớn các không gian phụ trợ sẽ được thiết kế nằm ngay liền kề sàn diễn để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động diễn ra tại khu vực chính của sân khấu hội trường, gồm: Tiền đài, hố nhạc, các sân khấu phụ, thiên kiều, hầm sân khấu …
Trong đó, tiền đài là khoảng diện tích của sàn diễn mở rộng về phía khán giả; hố nhạc là khoảng không gian nằm ở giữa phần sân khấu và phần khán giả; các sân khấu phục là khu vực phục vụ cho việc vận chuyển, bài trí đạo cụ, bài trí sân khấu …
Tóm lại, sân khấu, phần khán giản và các không gian phụ trợ chính là khu vực chúng ta cần phải lưu ý đặc biệt khi trang trí hội trường. Đặc biệt, để sở hữu một phòng hội trường sang trọng, đẳng cấp bắt buộc phải nhờ đến sự tư vấn của các công ty thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp.